Chân tướng mì ăn liền
Thực tế trong mì ăn liền không có chất bảo quản nhưng để thuận tiện cho việc bảo quản, mì ăn liền phải qua dầu rán. Trong dầu có chất BHT (chất ổn định chống lên men thực phẩm), là chất gây ung thư, có thể dẫn đến bệnh gan, nhiễm sắc thể dị thường, hoặc làm suy giảm chức năng sinh sản.
Các gói gia vị trong mì ăn liền đều có chất chống oxy hoá. Ăn nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến gan. Không chỉ vậy, hàm lượng muối (Natri) trong đó tương đối cao, khiến cơ thể bị giữ nước, huyết áp tăng, tạo gánh nặng cho hệ tim mạch và thận.
Đặc biệt trong chất liệu làm bát/cốc của các loại mì tiện dụng có Polystyrene nhằm tránh tình trạng bị biến hình khi gặp nước nóng. Một nhà khoa học Nhật Bản đã nghiên cứu phát hiện ra, hàm lượng chất Polystyrene có thể gây nguy hiểm cho mỗi kg thể trọng cơ thể trong 1 ngày là 0,001mg. Tuy nhiên, hàm lượng này trong 1 bát/cốc mì ăn liền có thể lên tới 0,015mg.
Theo nghiên cứu đã chứng minh, các gói gia vị trong mì ăn liền phải qua nhiệt độ cao để tiệt khuẩn, đóng gói chân không, nên các loại vitamin nhóm B, chất sắt… có trong thịt, hay vitamin C, vitamin A… có trong rau thực tế đã bị nhiệt làm cho biến mất. Những gì bạn nạp vào cơ thể chỉ là năng lượng. 1 cốc mì có năng lượng là 350 calo, thì một bát mì cỡ lớn có thêm các gói gia vị sẽ có nhiệt lượng lên tới 500-600 calo.
Bạn nên thả mì ăn liền vào nước sôi trước, chưa cho các gói gia vị vào vội. Đến khi các sợi mì bát đầu rời nhau, bạn dùng đũa tách rời chúng rồi cho ra bát. Sau đó đổ chỗ nước vừa trần mì đi, và nấu một nồi nước sôi khác để cho các gia vị vào. Tuy nhiên, bạn chỉ nên cho 1/3 - 1/2 lượng gia vị và cho thêm trứng gà cùng rau xanh vào nấu chín rồi đổ lên trên mi.
Cách này dù hơi rắc rối nhưng giúp đảm bảo bạn sẽ không uống phải chất dầu và chất BHT có trong mì ăn liền; sợi mì cũng không bị mềm nhũn.
>> Hạn chế ăn quá nhiều mì ăn liền