Bên cạnh đó, PGS. TS. Thịnh cũng cho rằng, trong mì khoai tây chỉ được pha chế một lượng bột khoai tây nhất định. Ngoài thành phần đó, các thành phần còn lại của mì khoai tây không có sự khác biệt so với các loại mì gói khác. Thực tế, khoai tây cũng giống như loại củ quả cung cấp tinh bột khác, đều gây ra cảm giác nóng cho người sử dụng.
Cũng theo PGS. TS. Thịnh, về cấu trúc, trong tất cả các loại tinh bột: khoai tây, sắn, gạo, dong riềng…, khi vào trong cơ thể, tinh bột đó phải được phân giải ra thành đường, từ đường mới tiêu hóa được chứ bản thân tinh bột không thể tiêu hóa được. Vì vậy, tinh bột tiêu hóa càng nhanh bao nhiêu thì khả năng sinh ra năng lượng càng lớn và sinh nhiệt nhanh. Nếu lượng tinh bột như nhau thì sinh ra năng lượng như nhau, vậy không thể nói ăn mì khoai tây nóng hay không nóng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét