Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Mẹo nấu và ăn mì đảm bảo sức khoẻ

Mì ăn liền rất tiện lợi, chỉ cần ngâm nước sôi là ăn được ngay. Nhưng nếu chế biến không đúng cách, gan có thể phải làm việc cả tháng để giải độc cho cơ thể.

Chân tướng mì ăn liền

Thực tế trong mì ăn liền không có chất bảo quản nhưng để thuận tiện cho việc bảo quản, ăn liền phải qua dầu rán. Trong dầu có chất BHT (chất ổn định chống lên men thực phẩm), là chất gây ung thư, có thể dẫn đến bệnh gan, nhiễm sắc thể dị thường, hoặc làm suy giảm chức năng sinh sản.

Các gói gia vị trong mì ăn liền đều có chất chống oxy hoá. Ăn nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến gan. Không chỉ vậy, hàm lượng muối (Natri) trong đó tương đối cao, khiến cơ thể bị giữ nước, huyết áp tăng, tạo gánh nặng cho hệ tim mạch và thận.

Đặc biệt trong chất liệu làm bát/cốc của các loại mì tiện dụng có Polystyrene nhằm tránh tình trạng bị biến hình khi gặp nước nóng. Một nhà khoa học Nhật Bản đã nghiên cứu phát hiện ra, hàm lượng chất Polystyrene có thể gây nguy hiểm cho mỗi kg thể trọng cơ thể trong 1 ngày là 0,001mg. Tuy nhiên, hàm lượng này trong 1 bát/cốc mì ăn liền có thể lên tới 0,015mg.

Theo nghiên cứu đã chứng minh, các gói gia vị trong mì ăn liền phải qua nhiệt độ cao để tiệt khuẩn, đóng gói chân không, nên các loại vitamin nhóm B, chất sắt… có trong thịt, hay vitamin C, vitamin A… có trong rau thực tế đã bị nhiệt làm cho biến mất. Những gì bạn nạp vào cơ thể chỉ là năng lượng. 1 cốc mì có năng lượng là 350 calo, thì một bát mì cỡ lớn có thêm các gói gia vị sẽ có nhiệt lượng lên tới 500-600 calo.

Cách nấu mì ăn liền an toàn

Bạn nên thả mì ăn liền vào nước sôi trước, chưa cho các gói gia vị vào vội. Đến khi các sợi mì bát đầu rời nhau, bạn dùng đũa tách rời chúng rồi cho ra bát. Sau đó đổ chỗ nước vừa trần mì đi, và nấu một nồi nước sôi khác để cho các gia vị vào. Tuy nhiên, bạn chỉ nên cho 1/3 - 1/2 lượng gia vị và cho thêm trứng gà cùng rau xanh vào nấu chín rồi đổ lên trên mi.

Cách này dù hơi rắc rối nhưng giúp đảm bảo bạn sẽ không uống phải chất dầu và chất BHT có trong mì ăn liền; sợi mì cũng không bị mềm nhũn.

>> Hạn chế ăn quá nhiều mì ăn liền

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Mì khoai tây ăn không sợ nóng?

Có một số loại mì ăn liền được quảng cáo 100% làm từ khoai tây, rồi ăn loại mì này đảm bảo chất lượng và mì ăn không sợ nóng. Vậy điều này thực sự có đúng không?
Theo PGS. TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, để sản xuất mì gói, ngoài bột mì, nhà sản xuất còn đưa những loại bột khác vào thay thế như: ngô, sắn, thậm chí là bột gạo, bột từ củ như khoai tây. Nhưng tất cả các loại bột ấy đều thua kém bột mì vì hàm lượng gluten thấp. Những loại bột này chỉ là giải pháp thay thế cho bột mì khi nguồn nguyên liệu này bị hạn chế.

Bên cạnh đó, PGS. TS. Thịnh cũng cho rằng, trong mì khoai tây chỉ được pha chế một lượng bột khoai tây nhất định. Ngoài thành phần đó, các thành phần còn lại của mì khoai tây không có sự khác biệt so với các loại mì gói khác. Thực tế, khoai tây cũng giống như loại củ quả cung cấp tinh bột khác, đều gây ra cảm giác nóng cho người sử dụng.
Cũng theo PGS. TS. Thịnh, về cấu trúc, trong tất cả các loại tinh bột: khoai tây, sắn, gạo, dong riềng…, khi vào trong cơ thể, tinh bột đó phải được phân giải ra thành đường, từ đường mới tiêu hóa được chứ bản thân tinh bột không thể tiêu hóa được. Vì vậy, tinh bột tiêu hóa càng nhanh bao nhiêu thì khả năng sinh ra năng lượng càng lớn và sinh nhiệt nhanh. Nếu lượng tinh bột như nhau thì sinh ra năng lượng như nhau, vậy không thể nói ăn mì khoai tây nóng hay không nóng.

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012

Trang sức ảnh hưởng đến giấc ngủ

Viêm da
Các bạn gái thường có thói quen đeo đồ trang sức như nhẫn, bông tai, dây chuyền, đồng hồ… đi ngủ. Những loại trang suc này có chứa crôm và niken, khi tiếp xúc với da sẽ dễ gây viêm da, khiến da bị nhiễm khuẩn. Lâu dần, sẽ bị xuất hiện mẩn đỏ, mụn nước, bong da… nghiêm trọng hơn có thể bị loét da, nổi mề đay.

Nhiễm phóng xạ
Trong đồ trang sức cũng có thể chứa nguyên tố phóng xạ, nó không chỉ dẫn đến dị ứng da, mà còn có thể khiến da bạn bị tổn thương do bức xạ. Điều này là do một số các nguyên tố phóng xạ như coban, radium, polonium trong quá trình tôi luyện, một số ít các chất phóng xạ sẽ "đọng" lại trong đồ trang sức, gây ô nhiễm phóng xạ. Do vậy, khi đi mua đồ trang sức bạn cũng nên chú ý đến chất lượng của nó nhé.
>> Chọn mua trang sức phù hợp với bạn

Ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu
Các chuyên gia nhấn mạnh rằng: các đồ trang sức rất khó làm sạch, phần lớn chúng đều không được diệt khuẩn kỹ hay không được đảm bảo an toàn cho da. Lâu ngày, sẽ trở thành nơi sản sinh của vi khuẩn. Đeo chúng khi ngủ sẽ ức chế tuần hoàn máu và sự trao đổi chất, từ đó khiến da bị lão hóa nhanh. Ngoài ra, những chiếc nhẫn quá chặt sẽ cản trở quá trình lưu thông máu, có thể gây dị tật cho ngón tay.

Mùa hè thường đổ nhiều mồ hôi, vì thế đeo đồ trang suc càng dễ bị viêm da hơn. Để tránh hiện tượng này, các teen không nên đeo nhẫn quá chật, hạn chế đeo đồ trang sức bằng kim loại. Nên tạo cho mình thói quen tháo bỏ hết đồ trang sức khi đi ngủ, nhất là vào ban đêm.

Tin liên quan
>>Trang sức 1 phần yếu tố sức khỏe

Trang sức 1 phần yếu tố sức khỏe

Hơn bất kỳ thời điểm nào trong năm, vào những ngày vui xuân, đón Tết, các bạn gái không quên chưng diện những món đồ trang suc để tạo cho mình một vẻ đẹp nữ tính hấp dẫn.

Đồ trang sức chỉ đơn thuần mang vẻ đẹp thẩm mỹ hay còn liên quan đến yếu tố sức khỏe con người.

Vàng có lợi cho bệnh viêm khớp và thần kinh
Ngày nay, cho dù đồ trang sức được chế tác bằng nhiều nguyên liệu khác nhau nhưng vẻ đẹp của đồ trang sức bằng vàng vẫn luôn có sức hấp dẫn lâu bền bởi vẻ đẹp thẩm mỹ cũng như giá trị của nó. Chúng ta cần biết, vàng là một nguyên tố hóa học được biết đến sớm nhất vì vẻ đẹp của nó. Sử sách ghi chép, từ thời Ai Cập cổ đại, các thày thuốc đã biết dùng vàng để chữa bệnh viêm khớp và các vết loét lở ở da.

Theo vài nghiên cứu khoa học, vàng giúp tạo sự cân bằng cho những hoạt động của tế bào thần kinh não, có tác dụng tốt trong điều trị thần kinh và chứng căng thẳng, lo lắng, sợ hãi. Vàng cũng có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu, hồi phục chức năng của não và hệ tiêu hóa.

Bạc - loại "thuốc kháng sinh" hữu hiệu
Các nhà khoa học đã tiến hành một vài thí nghiệm và thu được kết quả: Bạc giết chết một số vi khuẩn gây mầm bệnh chỉ trong vài phút. Chuyện kể rằng, vào thế kỷ IV (trước Công Nguyên), đội quân Hy Lạp sau khi chiếm Ba Tư và các nước vùng Vịnh đã tiến sang Ấn Độ. Tại đây, hàng loạt chiến binh đã mắc bệnh dịch tiêu chảy, khiến sức khỏe của đội quân dũng mãnh này bị suy yếu. Nhưng có một điều kỳ lạ, đa phần các sĩ quan lại không mắc bệnh, tuy họ vẫn ăn, ở chung với những người bệnh khác.

Một ưu thế rất mạnh của bạc là có tác dụng cản gió. Điều bí mật này đến mãi tới hơn 2000 năm sau mới được giải đáp: các sĩ quan đã sử dụng những chiếc cốc bằng bạc để uống nước, tạo ra một dung dịch có tính kháng khuẩn mạnh nên đã tiêu diệt (hoặc làm suy yếu) vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy. Bởi vậy, trong một thời gian khá dài, con người đã dùng những loại thuốc có chứa bạc để điều trị một số bệnh nhiễm trùng trước khi tìm ra thuốc kháng sinh.

Một ưu thế rất mạnh của bạc là có tác dụng cản gió. Hiện có nhiều người bị cảm nặng đã sử dụng đồng tiền bạc để cạo gió, giải cảm, rất chóng khỏi và cũng có rất nhiều trẻ em được bố mẹ cho đeo những chiếc vòng cổ, vòng tay bằng bạc để phòng tránh cảm mạo. Còn số ít người bịt răng bằng bạc (hay vàng) nay rất hiếm gặp, nhưng dù sao chúng ta cũng ghi nhận một điều, bạc hay vàng đều có tính kháng sinh tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh.

Hoa tai có liên quan đến sức khỏe?
Một đôi hoa tai đẹp, hợp thời trang sẽ tăng thêm vẻ đẹp nữ tính và quí phái đối với nhiều bạn gái ( Trang sức hoa tai theo từng khuôn mặt ). Ngoài yếu tố thẩm mỹ, đeo hoa tai có thể làm ấm và kích thích một số huyệt đạo có liên quan tới đôi mắt, giúp mắt tinh thông bởi vị trí đeo hoa tai đúng vào những huyệt ứng với đầu và mắt. Đông y cho rằng, tai người có liên quan chặt chẽ với kinh lạc và tạng phủ trong cơ thể. Vành tai là cấu tạo bên ngoài của tai, có tác dụng phản xạ sóng âm thanh, tăng cường sức nghe.

Như vậy, đồ trang sức có mối liên quan đến sức khỏe con người. Ngày nay, nhìn chung cuộc sống của mọi người ngày càng được nâng cao, nhu cầu về đồ trang suc cũng không đơn thuần như trước.

Nếu như ngày trước, đồ trang sức chủ yếu được làm bằng chất liệu vàng, bạc thì nay những chiếc vòng đeo tay được làm bằng chất liệu đá quí hay chiếc nhẫn, chiếc vòng đeo cổ được gắn thêm những viên ngọc quí hay kim cương với kỹ nghệ tinh xảo, mang vẻ đẹp tinh tế. Nhưng có thể nói, vàng và bạc trong các món đồ trang sức vẫn có sức hấp dẫn riêng, về vẻ đẹp thẩm mỹ, về tác dụng đối với sức khoẻ con người mà không có bất kỳ nguyên liệu nào có thể thay thế.

Theo hjc.com.vn